INTECH ENERGY
MANG ĐẾN NHỮNG GIẢI PHÁP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN TOÀN QUỐC.
INTECH ENERGY
NƠI KIẾN TẠO CUỘC SỐNG XANH!
Previous slide
Next slide

Giải Pháp Lắp Đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời

Giải pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời của Intech Energy giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp,… đã lắp điện mặt trời có thể tiết kiệm điện năng, phát triển kinh tế và nguồn năng lượng xanh.

Chúng ta có thể thấy vào những ngày Hè nắng nóng thì hóa đơn tiền điện sẽ tăng vọt do các gia đình đều sử dụng điều hòa, quạt hay các thiết bị điện. Chính vì thế, điện NLMT giúp bạn tiết kiệm được điện năng và bớt phụ thuộc vào EVN.

Hiện tại, Intech Energy là đơn vị tiên phong trong giải pháp lắp năng lượng mặt trời (Solar Power) ở tất cả các tỉnh thành khác trong cả nước. Với hơn 10+ năm kinh nghiệm, Intech Energy hứa hẹn sẽ mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng với giải pháp lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời chuyên nghiệp.

CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Mỗi bộ phận trong hệ thống năng lượng điện mặt trời đều đóng một vai trò khác nhau và khó có thể thay thế được. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận này kết hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh. Cấu trúc của một hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các bộ phận sau:

  • Các tấm pin mặt trời (hay còn gọi là tấm quang điện mặt trời): Các tấm pin quang điện có chức năng thu nhận và chuyển hóa năng lượng từ mặt trời thành điện năng (dòng DC). Sau khi chuyển đổi thành dòng xoay chiều thì sẽ cung cấp nguồn điện cho các tải sử dụng.
  • Sạc năng lượng mặt trời: Hệ thống sạc NLMT có chức năng sạc năng lượng từ các tấm pin mặt trời tạo ra sang hệ thống ắc quy. Đảm bảo cho các bình ắc quy không bị sạc quá tải và không bị xả quá sâu. Bộ sạc giúp cho ắc quy cũng như hệ thống NLMT hoạt động tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.
  • Inverter chuyển đổi nguồn điện: Bộ chuyển đổi inverter giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin mặt trời tạo ra sang dòng điện xoay chiều (AC) Sin chuẩn 220v.
  • Hệ thống ắc quy lưu trữ: Ắc quy hay còn gọi là bộ tích điện năng lượng mặt trời hoặc bộ lưu điện năng lượng mặt trời. Các bình ắc quy có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện. Sau đó cung cấp cho các tải tiêu thụ trong trường hợp điện lưới bị mất hoặc những ngày mà hệ thống NLMT không sản xuất ra điện.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

Với mỗi giải pháp lắp đặt hệ thống điện NLMT sẽ có cơ chế hoạt động chi tiết khác nhau, ở đây Intech Energy sẽ trình bày nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện NLMT.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện NLMT nhìn chung khá đơn giản. Đầu giàn năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà, vách tường hoặc những nơi thuận lợi để tiếp thu nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào các tấm năng lượng mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện.

Tham khảo: Công nghệ quang điện mặt trời.

Dòng điện một chiều này sẽ được thiết bị Inverter chuyển đổi dòng điện kích lên thành dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện được kích lên thành điện xoay chiều sin chuẩn 220v có cùng công suất và tần số với điện lưới. Sau đó trực tiếp hòa vào điện lưới nhà nước nguồn điện sẽ song song cung cấp điện cho các tải tiêu thụ điện. Tuy nhiên sẽ ưu tiên sử dụng điện NLMT. Chỉ khi hệ thống năng lượng mặt trời không sản sinh đủ điện năng để cung cấp cho các tải tiêu dùng thì các tải tiêu mới sử dụng điện từ điện lưới quốc gia.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

1. Ưu điểm:

  • Cắt giảm chi phí tiền điện nhờ lượng điện sinh ra từ hệ thống. Ngoài ra lượng điện dư thừa có thể bán lại cho EVN.
  • Thời gian hoàn vốn chỉ từ 5-6 năm, trong khi thời gian sử dụng trung bình của một hệ thống ĐMT lên tới 30 năm.
  • Làm mát mái vào những ngày nóng bức, ấm hơn vào những ngày giá lạnh.
  • Ngoài mang nhiều lợi ích kinh tế. ĐMT còn góp phần bảo vệ môi trường. giảm phát thải khí CO2, làm giảm bớt ô nhiễm nguồn không khí. Nó làm giảm quá trình hiệu ứng nhà kính. Góp phần bảo vệ môi trường xanh cho thế hệ tương lai.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.
  • Lắp đặt hệ thống ĐMT giúp nâng tầm ngôi nhà, doanh nghiệp của bạn lên. Ngôi nhà sẽ trở nên hiện đại và sang trọng hơn với hệ thống pin mặt trời.

2. Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt một hệ thống điện NLMT khá cao.
  • Không sản sinh điện khi trời tối, chi phí hệ thống lưu trữ lớn.
  • Phụ thuộc vào thời tiết.
  • Sử dụng nhiều diện tích không gian.

CÁC MÔ HÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

ĐIỆN MẶT TRỜI ĐỘC LẬP

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống tạo ra nguồn điện hoạt động hoàn toàn độc lập với nguồn điện lưới, giảm tình trạng điện lưới không ổn định, điện năng sẽ được lữu trữ vào ắc quy.

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

ĐIỆN MẶT TRỜI KẾT HỢP

Giải pháp ĐMT kết hợp là hệ thống ĐMT có lưu trữ (Hybrid). Đây là hệ thống thông minh, kết hợp giữa 2 hệ thống ĐMT Hòa Lưới và Độc Lập, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tại chỗ ở mức tối đa.

Điện mặt trời hòa lưới

ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI

Giải pháp ĐMT hòa lưới là gợi ý số 1 dành cho bạn, hệ thống hòa lưới cung cấp năng lượng mặt trời cho gia đình, sản xuất, kinh doanh. Lượng điện dư thừa không sử dụng đến sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia.

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẮP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hệ thống điện năng lượng mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao, an toàn trong suốt 30 năm và hoàn vốn nhanh, phụ thuộc chủ yếu vào đơn vị tư vấn, thiết kế, biện pháp thi công và triển khai, cách lắp đặt và chọn lựa thiết bị.

Tiếp nhận thông tin, tư vấn ban đầu cho khách hàng.

Lên báo giá linh kiện, vật tư, nhân công.

Lắp đặt và đấu nối hệ thống.

Hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống ĐMT áp mái.

Khảo sát hệ thống, đề xuất giải pháp kỹ thuật, chi phí với khách hàng.

Ký kết hợp đồng với khách hàng.

Kiểm tra, nghiệm thu, vận hành hệ thống ĐMT áp mái.

Bàn giao hệ thống lắp đặt điện NLMT hệ áp mái

QUY TRÌNH LẮP PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Play Video
ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ÁP MÁI

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái bao gồm các kiểu lắp đặt sau:

  • Hệ thống ĐMT áp mái nhà xe.
  • Hệ thống ĐMT lắp đặt hình tam giác.
  • Hệ thống ĐMT lắp đặt trên mái ngói.
  • Hệ thống ĐMT lắp đặt trên mái tôn dân dụng.
  • Hệ thống ĐMT lắp đặt trên mái nhà xưởng.
Play Video
ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI MẶT ĐẤT

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mặt đất bao gồm các kiểu lắp đặt sau:

  • Hệ thống điện NLMT có trụ bê tông trên mặt đất.
  • Hệ thống điện NLMT lắp đặt 2 cột mặt đất.
  • Hệ thống điện NLMT lắp đặt 1 cột mặt đất.
  • Hệ thống ĐMT lắp cho nhà kính.
 

CÁC VỊ TRÍ PHÙ HỢP ĐỂ LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình

ĐIỆN MẶT TRỜI GIA ĐÌNH

Điện năng lượng mặt trời gia đình với hệ thống lắp đặt áp mái, gia đình bạn có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái trên mái tôn

ĐIỆN MẶT TRỜI CHO NHÀ MÁY

Bằng việc sử dụng nguồn điện NLMT, chủ nhà máy, xưởng sản xuất có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư thừa cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái ở siêu thị

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Ở các siêu thị và trung tâm thương mại thường có diện tích lớn, đây là điều kiện lý tưởng để đầu tư lắp đặt hệ thống điện NLMT trong tương lai.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho tòa nhà

VĂN PHÒNG, TÒA NHÀ

Hệ thống điện NLMT áp mái cũng phù hợp cho văn phòng, tòa nhà giúp tiết kiệm đến 90% điện năng cho doanh nghiệp và có thể bán điện cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái ở trường học

BỆNH VIỆN, TRƯỜNG HỌC

Bằng việc lắp đặt điện NLMT ở bệnh viện, trường học, có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái sân bay

SÂN BAY, NHÀ GA

Khi triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, có thể tiết kiệm đến 90% việc tiêu thụ điện năng tại các sân bay, nhà ga.

CHI PHÍ LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Cách dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời:

Về cơ bản có 2 cách để xác định chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới cho gia đình như sau:

1. Cách thứ nhất:

Chi phí đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có thể được tính theo kWp, 1kWp = 2 – 3 tấm pin mặt trời có thể tạo ra 4-5kWh/ngày. Như vậy, với 1kWp sẽ tạo ra được 150 kWh tương đương với 150 số điện/tháng. 

Hiện nay, trung bình 1kWp thường có giá dao động từ 13-15 triệu đồng, như vậy dựa vào số điện gia đình đang sử dụng hàng tháng và số điện mà 1kWp tạo ra, bạn hoàn toàn có thể tính được số kWp phù hợp cho gia đình mình.

2. Cách thứ hai:

Bên cạnh việc tính toán chi phí đầu tư điện năng lượng mặt trời dựa theo kWp, bạn có thể dự tính chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bằng cách kiểm tra chi phí tiền điện hàng tháng mà bạn phải trả.

Trường hợp 1: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng dưới 1 triệu đồng.

Với mức hóa đơn tiền điện trung bình dưới 1 triệu đồng/tháng bạn có thể đầu tư điện năng lượng mặt trời 3,24 kWp khả năng tạo ra 390kWh = 390 số điện với mức chi phí đầu tư khoảng 42-48 triệu đồng.

Trường hợp 2: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng trên 1 triệu đồng.

Với hóa đơn tiền điện trung bình trên 1 triệu đồng/tháng bạn có thể đầu tư điện năng lượng mặt trời từ 3,24 kWp-10,8 kWp. Trong đó chi phí 1 kWp dao động trong khoảng từ 13 – 15 triệu đồng mức giá này phụ thuộc vào vật tư lựa chọn, vị trí lắp đặt, kết cấu mái năng lượng mặt trời.

Đặc biệt, với hệ thống điện NLMT có công suất lớn thì thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm và có thể sinh lời từ chính hệ thống điện NLMT mà mình đầu tư.

Vậy lắp hệ thống điện mặt trời giá bao nhiêu? Các thành phần tác động đến giá của hệ thống điện năng lượng mặt trời thế nào?

Dự toán chi phí các thành phần của hệ thống năng lượng mặt trời:

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cấu tạo cơ bản của một hệ thống hòa lưới, vì ở nước ta phổ biến nhất vẫn sử dụng loại hệ này.

Thành phần

Thương hiệu

Chi phí

Tấm pin năng lượng mặt trời ( Solar panel)

AE Solar, Canadian Solar, LONGi

Chiếm khoảng 60% tổng chi phí

Bộ hòa lưới (inverter)

SMA, Sungrow, Huawei

Chiếm khoảng 20% tổng chi phí

Junction Box, tủ điện DC, AC, phụ kiện khác

Intech Energy

Chiếm khoảng 5% tổng chi phí

Khảo sát, thiết kế

Intech Energy

Miễn phí

Thi công, lắp đặt

Intech Energy

Chiếm khoảng 5% tổng chi phí

Dịch vụ bảo hành, hậu mãi

Intech Energy

Miễn phí

Khung giàn, giá đỡ

Intech Energy

Chiếm khoảng 10% chi phí. Mái tôn sẽ chiếm ít chi phí nhất sau đó đến mái bằng, mái ngói.

Bảng giá lắp đặt điện mặt trời tại nhà cho hộ gia đình:

Công suất hệSố tấm pinDiện tíchSản lượng/thángGiá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 3kW718 m2340-430 kWh40-48 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 5kW1230 m2570-710 kWh65-80 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 7kW1642 m2800-1000 kWh90-105 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 8kW1848 m2910-1140 kWh100-120 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 10kW2460 m21140-1420 kWh120-140 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 12kW2870 m21370-1700 kWh145-175 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 15kW3485 m21700-2130 kWh180-215 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 20kW45110 m22280-2850 kWh240-280 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 25kW56140 m22850-3560 kWh300-350 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 30kW68170 m23420-4270 kWh360-420 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 40kW90220 m24560-5700 kWh450-520 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 50kW110280 m25700-7120 kWh550-620 triệu đ

Bảng giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp:

Công suất hệSố tấm pinDiện tíchSản lượng/thángGiá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 100-300kWp220-660560-1680 m211400-42720 kWh11,5-12,5 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái 300-1000kWp660-23001680-5600 m234200-142000 kWh11-12 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái >1000kWp (1 MWP)>2300>6000 m2>114000 kWh10,5-11,5 triệu đ/kWp

Thường thì chi phí lắp điện NLMT sẽ ngày càng rẻ. Để nhận báo giá rẻ nhất và chuẩn xác nhất quý khách vui lòng liên hệ với Intech Energy để được tư vấn miễn phí về khung giá, hướng dẫn tính toán chi phí sơ bộ, được báo giá chi phí lắp điện mặt trời mới nhất và chính xác nhất tại khu vực của bạn.

INTECH ENERGY - ĐỐI TÁC UY TÍN BÊN BẠN!

Intech Energy - Đơn vị lắp điện mặt trời Uy tín

Intech Energy là tổng thầu EPC với hàng nghìn dự án điện NLMT đã triển khai trên toàn quốc và là đối tác hỗ trợ đầu tư, hợp tác đầu tư các dự án điện NLMT uy tín đã được hàng trăm đối tác đầu tư tin tưởng và hợp tác cùng kiến tạo ngành công nghiệp năng lượng xanh, góp phần phát triển điện năng lượng mặt trời toàn cầu.

  • Chia sẻ quyền lợi, hướng đến một công đồng phát triển;
  • Cam kết tư vấn lắp đặt pin năng lượng mặt trời tân tậm và trách nhiệm;
  • Đồng hành trọn đời dự án cùng đối tác, nhà đầu tư;
  • Được hàng nghìn đối tác tin tưởng và hợp tác cùng trên cả nước;
  • Có liên kết với những đối tác cung cấp thiết bị uy tín hàng đầu thế giới;
  • Có 380+ nhân sự, 4 chi nhánh và trung tâm hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
  • Chúng tôi và đối tác hướng về sứ mệnh “Kiến tạo cuộc sống xanh và bền vững”;

10+

NĂM KINH NGHIỆM

380+

NHÂN SỰ

04+

CHI NHÁNH

5000+

HỆ THỐNG ĐÃ LẮP

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp, những tin tức và thắc mắc mà khách hàng cần được giải đáp trước khi đưa ra quyết định có nên lắp đặt năng lượng mặt trời hay không?

Mặt trời đã có từ 4.500.000.000 năm trước. Tức là khoảng 4,5 tỷ tuổi.

Tuổi của Mặt Trời có thể xác định bằng 2 cách sau:

  1. Xác định dựa vào các mô hình máy tính của các sự kiện tiến hóa sao và niên đại học phóng xạ hạt nhân vào khoảng 4,57 tỉ năm.
  2. Xác định tuổi của mặt trời bằng đồng vị phóng xạ của các vật liệu cổ nhất từ hệ Mặt Trời vào khoảng 4,567 tỉ năm.

Trên thế giới hiện nay có những loại năng lượng tái tạo như:

  1. Lắp đặt hệ thống điện gió gia đình (Năng lượng gió)
  2. Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình, doanh nghiệp (Năng lượng mặt trời).
  3. Xây dựng đập thủy điện để tạo ra điện nhờ các tuabin.
  4. Năng lượng sinh học.
  5. Năng lượng địa nhiệt.
  6. Năng lượng chất thải rắn.
  7. Năng lượng thủy triều.
  8. Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro.

Tổng quan: Hệ thống điện năng lượng mặt trời là hệ thống được cấu tạo từ các tấm pin năng lượng mặt trời, tấm pin này đóng vai trò chuyển đổi năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời thành điện năng. Điện năng sau đó tiếp tục được đưa lên điện lưới (hệ hòa lưới) hoặc lưu trữ trực tiếp ở ắc quy, pin sạc (hệ độc lập) để cung cấp cho các hộ gia đình sử dụng. Hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa nguồn điện một chiều (DC) thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua bộ chuyển đổi điện (Inverter).

Trả lời: Các tấm pin mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng của hệ thống) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.

Trả lời: Hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể lắp đặt trên mái ngói, mái tôn (hệ lắp đặt kiểu áp mái), hệ lắp đặt điện mặt trời mặt đất hay hệ thống điện mặt trời nổi ở ao hồ rộng. Trong đó, hệ lắp đặt điện mặt trời áp mái được sử dụng phổ biến nhất trong các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng.

Bạn có thể lựa chọn hai giải pháp lắp đặt là: Điện mặt trời hòa lưới & Điện mặt trời độc lập.

5 loại hệ thống năng lượng mặt trời điển hình:

  1. Điện mặt trời mái nhà
  2. Điện mặt trời nối lưới.
  3. Điện mặt trời nổi.
  4. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập
  5. Hệ thống năng lượng mặt trời lai ghép (hybrid)

Dưới đây là cách lắp pin năng lượng mặt trời trên mái tôn, gồm có khâu lưu ý trước khi lắp đặt, lắp đặt giàn đỡ và quy trình lắp các tấm pin mặt trời:

1. Những lưu ý khi lắp đặt pin mặt trời trên mái tôn:

  • Cân nhắc loại hệ thống điện mặt trời trước khi lắp
  • Cân nhắc công nghệ pin mặt trời
  • Cân nhắc loại hệ thống giàn đỡ áp mái tôn
  • Cân nhắc cách bố trí pin mặt trời trên mái tôn
  • Tính toán trước khi lắp đặt
  • Chọn đơn vị thi công lắp đặt chất lượng

2. Khung giàn giá đỡ

Ta có 3 loại hệ thống giàn đỡ trên mái tôn như sau:

  1. Lắp hệ thống giàn giá inox 304 trên mái tôn
  2. Lắp hệ thống giàn giá nhôm định hình trên mái tôn
  3. Lắp hệ thống giàn giá đỡ bằng ống, hộp, kẽm, thép V, chân chữ Z trên mái tôn

Để lựa chọn được loại khung giàn giá đỡ phù hợp với công trình của mình bạn hãy liên hệ ngay với Intech Energy để được tư vấn miễn phí.

3. Quy trình lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái tôn

Quá trình lắp pin mặt trời trên mái tôn bao gồm 3 giai đoạn chính là:

  1. Chuẩn bị
  2. Tiến hành lắp đặt
  3. Nghiệm thu và đi vào hoạt động

Trọn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập bao gồm:

  1. Các tấm pin năng lượng mặt trời
  2. Inverter
  3. Tủ điện năng lượng mặt trời
  4. Phụ kiện pin năng lượng mặt trời và phụ kiện đấu nối dây cáp
  5. Thiết bị lưu trữ năng lượng mặt trời (bình tích điện năng lượng mặt trời)
  6. Các thiết bị năng lượng mặt trời khác,…

Trả lời: Kích thước hệ thống ĐMT phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng (mức năng lượng ước lượng bạn sẽ sử dụng trong hàng tháng) hoặc diện tích lắp đặt mà bạn đang có (không gian, vị trí lắp đặt hệ thống). Bên cạnh đó, địa điểm lắp đặt hệ thống điện có lượng ánh nắng mặt trời chiếu vào đồng đều theo ngày, qua các tháng nhiều hay ít.

Vì sao nên lắp điện mặt trời? Điều này còn liên quan đến bài toán đầu tư và thu hồi vốn của bạn. Tuy nhiên, việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho gia đình hay cho doanh nghiệp là một sự lựa chọn thông minh.

Lợi ích khi lắp điện mặt trời cho gia đình:

  • Lắp điện mặt trời gia đình giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng
  • Hệ thống điện mặt trời gia đình an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Điện năng lượng mặt trời cho gia đình giúp xua tan nỗi lo mất điện
  • Hệ thống năng lượng mặt trời gia đình vận hành đơn giản
  • Thời gian thu hồi vốn nhanh, hệ thống
  • Hệ thống pin năng lượng mặt trời cho hộ gia đình hoạt động ổn định, bền bỉ
  • Có thể lắp đặt điện NLMT cho gia đình ở mọi loại địa hình

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí điện năng
  • Mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư – Tuổi thọ cao
  • Hưởng lợi với chính sách mua điện của nhà nước
  • Hệ thống ĐMT cho doanh nghiệp thân thiện với môi trường
  1. Hệ thống pin nên được thiết kế có khoảng cách giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông gió tản nhiệt.
  2. Không đứng lên các tấm pin có thể gây vỡ hoặc xước bề mặt kính.
  3. Nguồn điện mà pin mặt trời phát ra là dòng điện một chiều DC ở mức có thể gây nguy hiểm do đó trong quá trình lắp đặt cần có các trang bị bảo hộ lao động phù hợp, sử dụng găng tay và giày bảo hộ khi lắp đặt.
  4. Không lắp đặt các tấm pin bị ướt hoặc lắp đặt trong điều kiện mưa gió.
  5. Đảm bảo các mối nối phải được cách điện đúng kỹ thuật.
  6. Pin phát ra điện 1 chiều nên cần chú ý đấu đúng cực trong quá trình lắp đặt.
  7. Hệ thống giá đỡ phải đảm báo chắc chắn trong điều kiện gió bão.

Một số thiết bị lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm:

  • Các tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Bộ chuyển đổi Inverter
  • Tủ bảo vệ CB DC và AC
  • Thiết bị kết nối giám sát từ xa
  • Dây dẫn điện DC
  • Khung giá đỡ: Thanh rail, mini rail
  • Các phụ kiện như: cáp solar, các loại giắc kết nối, cầu chì, chống sét, áp tôt mát, chân gá, các bộ kẹp,…

Việc xác định hướng và góc nghiêng của tấm điện năng lượng mặt trời là cơ sở để lên thiết kế khung giàn, hướng lắp đặt…giúp hệ thống phát huy hiệu quả cao nhất. Bằng việc tạo góc nghiêng 10-15 độ về hướng nam, giàn pin năng lượng mặt trời gia đình bạn sẽ đón được ánh nắng mặt trời được nhiều nhất từ đó sản lượng điện sản xuất ra cũng ở mức cực đại.

Trong năm 2020, đối với dự án ĐMT mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN có cơ chế áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm. Khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, EVN sẽ kích hoạt việc ký hợp đồng và thanh toán tiền mặt khi mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái). Hiện nay, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, EVN thực hiện tạm dừng mua điện mặt trời từ hệ thống lắp mới. Lý do bởi vì loại hình và giá mua bán điện đối với ĐMT mái nhà chưa được xác định. Trong thời gian tới, cần phải chờ Quyết định hoặc chính sách mới của Chính phủ và các Ban ngành liên quan.

Điều này dẫn đến việc đầu tư lắp điện mặt trời của doanh nghiệp năm 2021 sẽ rất khổ vì không thể bán được lượng điện dư thừa. Vẫn còn “khoảng trống” khiến người dân và doanh nghiệp ngại lắp điện năng lượng mặt trời (các công ty điện mặt trời đối diện với nguy cơ phá sản). Việc hồi vốn sẽ lâu hơn so với dự tính, nhiều doanh nghiệp lắp điện mặt trời rơi vào thế khó và phải khốn khổ để trả nợ vào mùa mưa – Theo Vnexpress.

Danh sách 12 dự án điện trời tiêu biểu năm 2021:

  1. Nhà máy năng lượng mặt trời Infra 1 – Ninh Thuận. Nhà đầu tư: Công ty TNHH Năng Lượng Surya Prakash Việt Nam
  2. Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh. Nhà đầu tư: Tập Đoàn Super Energy
  3. Nhà máy điện mặt trời Bim 2, Bim 3. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần Năng Lượng Tái Tạo Bim
  4. Nhà máy điện gió Thái Hòa. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Bình Dương
  5. Nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Sao Mai
  6. Dự án Điện gió Hòa Bình 1. Nhà đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh
  7. Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần TTP Phú Yên
  8. Nhà máy điện gió V1-2. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trường Thành Việt Nam
  9. Tổ hợp NLTT điện mặt trời và điện gió lớn Trung Nam. Nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trung Nam
  10. Điện gió 7A. Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hà Đô.
  11. Nhà máy điện gió Bim. Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Điện Gió Bim
  12. Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà Duy Tân Long An. Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Năng Lượng TTC

Trước hiện trạng các dự án đầu tư năng lượng mặt trời áp mái gia tăng ồ ạt, thiếu sự kiểm soát làm quá sức chịu tải lưới điện, tháng 2/2021, thủ tướng đã chỉ huy cơ quan chức năng thanh tra , điều tra, chỉnh đốn và kỷ luật nặng các vi phạm. Lãnh đạo cục điện lực và năng lượng tái tạo khẳng định “sẽ báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất”.

Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

Một trong những ưu điểm của hệ thống điện mặt trời là có thể lưu trữ năng lượng tại ắc quy. Tùy vào dung lượng bình ắc quy để lưu trữ được nhiều hay ít nguồn năng lượng mặt trời. Qua đó các bạn có thể dùng năng lượng này vào ban đêm hoặc vào ngày không có ánh nắng.

Tùy vào công suất hệ thống, quá trình khảo sát địa hình cùng một số yếu tố khác thì khoảng thời gian hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống điện kéo dài từ 4 – 8 tuần. Hãy liên hệ đến Intech Energy được giải đáp đầy đủ mọi câu hỏi.

Các tấm pin năng lượng mặt trời có thể tồn tại lên đến 25 năm. Vậy nên mọi người thường sử dụng mức thời gian chuẩn này để đánh giá chất lượng cũng như tuổi thọ của hệ thống. Nhưng điều đó không có nghĩa toàn bộ hệ thống đều tồn tại được đến 25 năm. Một số bộ phận khác có tuổi thọ ngắn hơn như: biến tần chuỗi hòa lưới (10 – 15 năm), ắc quy năng lượng mặt trời (5 – 7 năm), biến tần ngoài lưới (5 – 10 năm).

Đối với hệ thống năng lượng điện mặt trời có hệ thống tích điện năng lượng mặt trời (ắc quy) thì khi mất điện bạn vẫn có thể sử dụng nguồn điện đã tích trữ được. Còn đối với hệ thống không có ắc quy thì khi mất điện thì hệ thống cũng tự động dừng hoạt động.

Dưới đây là 8 ứng dụng phổ biến khi sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống:

  1. Sấy khô các sản phẩm nông nghiệp.
  2. Năng lượng cho phương tiện máy bay, ô tô
  3. Hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió
  4. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời.
  5. Ứng dụng sạc pin năng lượng mặt trời.
  6. Máy nước nóng năng lượng mặt trời.
  7. Đèn năng lượng mặt trời
  8. Đồng hồ mặt trời.
  9. Đèn báo hiệu giao thông chạy bằng năng lượng mặt trời
Tủ điện Solar hay còn gọi là tủ điện hệ thống điện mặt trời là loại tủ điện được sử dụng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời áp. Có nhiệm vụ tổng hợp nguồn điện được phát ra từ các tấm Pin năng lượng mặt trời qua Inverter thành nguồn điện tổng, sau đó hòa vào nguồn điện lưới của EVN. Bộ tủ điện năng lượng mặt trời bao gồm:
  1. Vỏ tủ điện
  2. Thiết bị đóng cắt tư động
  3. Thiết bị chống sét
  4. Cầu chì DC
  5. Các thiết bị phụ trợ

Ắc quy – Bình trữ điện năng lượng mặt trời là giải pháp lưu trữ điện năng được tạo ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời giúp gia đình bạn có điện để sử dụng vào buổi tối hay những ngày trời mưa, nhiều mây,… mà hệ thống không thể tạo ra được điện năng. Đối với một bộ lưu trữ bạn cần quan tâm đến các vấn đề như:

  • Dung lượng lưu trữ
  • Công nghệ lưu trữ
  • Chu kỳ nạp – xả
  • Giá ắc quy năng lượng mặt trời

Intech Energy cung cấp các loại phụ kiện lắp đặt điện năng lượng mặt trời như:

  • Thanh Rail, Mini Rail: giúp lắp đặt khung giàn, giá đỡ các tấm Pin mặt trời.
  • Các loại phụ kiện lắp ghép: bộ kẹp, bích kẹp, kẹp biên, chân gá,…
  • Phụ kiện điện: cáp, giắc, kìm mở giắc, chống sét, aptomat, cầu chì,…

Hệ thống NLMT hoạt động tự động và hệ thống giám sát online sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin để kĩ sư của Intech Energy giám sát và chủ động khi có trục trặc về kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cần liên tục vệ sinh tấm pin mặt trời để tẩy sạch các bụi trên bề mặt tấm pin, giúp cải thiện khả năng hấp thu ánh sáng nhằm tối ưu khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Khi cài đặt phền mềm tính điện mặt trời, bạn chỉ cần nhập các thông số kỹ thuật như: vị trí lắp đặt, công nghệ của tấm NLMT… ứng dụng này sẽ đưa ra những thông số kỹ thuật như lượng bức xạ mặt trời bình quân, góc nghiêng, sản lượng điện… một cách chuẩn xác và cực kỳ nhanh chóng, đây chính là những thông tin mấu chốt để bạn có kế hoạch đầu tư năng lượng mặt trời mà không nhất thiết phải biết các công thức tính năng lượng, công suất bình quân của dự án,…

Top 5 phần mềm bạn có thể tham khảo như:

  1. Phần Mềm RETScreen, Phát Triển Bởi Natural Resources Canada
  2. Phần Mềm PVSyst (Software For Photovoltaic Systems)
  3. PVGIS (Photovoltaic Geographical Information System)
  4. Sunny Design (Software For Easy Design Of A PV Plants)
  5. HOMER (Hybrid Renewable And Distributed Power Design)

Các trang thiết bị trong như tấm pin điện mặt trời, bộ hòa lưới ( inverter ) , tủ điện ( dc/ac ) … đều được các đơn vị sản xuất cam kết chất lượng và ổn định khi sử dụng. Việc đấu nối với lưới điện, cài đặt công tơ 2 chiều đã được điện lực kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. Do vậy, bạn có thể bỏ qua mối lo ngại dùng năng lượng mặt trời có nguy cơ gây ra thiệt hại về người và tài sản.

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế đã đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến các thiết bị và hệ thống năng lượng mặt trời. Ví dụ: tiêu chuẩn ISO 9050 liên quan đến kính xây dựng trong khi ISO 10217 liên quan đến các loại vật liệu được phép sử dụng trong những máy nước nóng năng lượng mặt trời.

Mua pin tích điện năng lượng mặt trời ở đâu? Tấm năng lượng mặt trời giá bao nhiêu tiền? Nếu bạn cần mua Pin năng lượng mặt trời giá rẻ thì hãy tham khảo bảng báo giá dưới đây.

Bảng báo giá pin năng lượng mặt trời 220v:

MonoPoly
Công suất (W)Giá (VND)Công suất (W)Giá (VND)
50w   700.000 – 950.00060w~150.000
100w        ~1.200.000100w   1.000.000 – 1.800.000
150w1.800.000 – 2.850.000150w1.500.000 – 2.700.000
250w3.300.000 – 4.750.000250w~4.500.000
300w        ~5.700.000325w~3.250.000

Lưu ý: bảng báo giá này chỉ mang tính chất tham khảo, hãy liên hệ với Intech Energy để nhận báo giá pin năng lượng mặt trời dùng cho hộ gia đình mới nhất tại thời điểm hiện tại.

Hệ thống điện mặt trời sử dụng nguồn ánh từ mặt trời để chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) qua Inverter và nối trực tiếp với lưới điện quốc gia. Dưới đây là sơ đồ đấu nối điện năng lượng mặt trời với lưới điện:

năng lượng mặt trời được kết nối với lưới điện như thế nào

1. TẤM PIN MẶT TRỜI:

Công ty cổ phần phát triền năng lượng xanh Intech Energy chủ yếu sử dụng bộ pin năng lượng mặt trời của thương hiệu Canadian:

  • Thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay và đứng Top 3 thế giới về chất lượng và giá thành (Đánh giá bởi IHS Markit Customer Survey).
  • Công nghệ sản xuất 100% bằng robot với những những công nghệ cao cấp nhất như Black Silicon, Half-Cut Cells, PERC, 9 Busbars, Bifacial….
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế: CSA, UL, TUV, CE, IEC, VDE…

2. INVERTER – BIẾN TẦN HÒA LƯỚI:

Hai thương hiệu lớn mà chúng tôi tin tưởng là:

Điện năng lượng mặt trời hay Điện Mặt Trời là nguồn năng lượng xanh, sạch, an toàn và có thể tái tạo. Vậy có nên lắp điện năng lượng mặt trời 2022 không? câu trả lời ở đây là CÓ. Bởi đây là nguồn điện năng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Intech Energy tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời Uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Các chi nhánh cụ thể:

1. Bắc Bộ (còn gọi là miền Bắc) gồm các tỉnh thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Tây Bắc Bộ (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
  • Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh): Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.

2. Trung Bộ (còn gọi là miền Trung) bao gồm các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (TP. Nha Trang), Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

3. Nam Bộ (còn gọi là miền Nam) gồm các tỉnh nằm phía sau các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành): Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (13 tỉnh): Tp. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

LIÊN HỆ TƯ VẤN